Friday, August 19, 2016

Nhà tiền chế giá rẻ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trong một nền công nghiệp có sức cạnh tranh cao như hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ gặp khó khăn về nhiều mặt, một trong số đó là nhà xưởng sản xuất. Để giúp cho doanh nghiệp tháo gỡ được khó khăn này, các công ty xây dựng có đưa ra một sản phẩm là nhà xưởng tiền chế giá rẻ được ứng dụng trên giải pháp nhà tiền chế, một giải pháp xây dựng hiện đại và tối ưu nhất hiện nay.
 
Nhà tiền chế
 

Những ưu điểm của nhà tiền chế giá rẻ:

  •     Chi phí xây dựng thấp
  •     Thời gian thi công nhanh
  •     Có tuổi thọ cao và sử dụng được lâu dài
  •     Chi phí bảo trì thấp
  •     Dễ dàng mở rộng trong tương lai
  •     Trọng lượng công trình nhẹ giúp giảm áp lực xuống mặt đất
  •     Tối ưu hóa không gian sử dụng

Với những ưu điểm của nhà tiền chế như vậy cho thấy đây là một giải pháp mang tính các mạng trong xây dựng công nghiệp hiện đại khi nó hội đủ những yếu tố về thời gian thi công, chất lượng, thời gian sử dụng cũng như tính linh hoạt trong thiết kế và xây dựng.

Nó có chi phí tối ưu vì không sử dụng nhiều tới các vật liệu phụ như trong phương pháp xây dựng thông thường, việc này có thể chống thất thoát và lãng phí trong quá trình xây dựng. Nhà tiền chế giá rẻ sử dụng một loại vật liệu chính là thép, có tính bền và độ ổn định cao cho ra những công trình có kết cấu chắc chắn và thời gian sử dụng lâu dài. Điều này mang lại rất nhiều giá trị và lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.

Một yếu tố khác nữa giúp cho nhà tiền chế có chi phi xây dựng thấp là nhờ vào sự phát triển của khoa học kĩ thuật khi máy móc đã thay thế cho sức lao động của con người trong quá trình thi công xây dựng, nhờ vậy có thể tiết kiệm được chi phí về nhân công. Máy móc có thể thực hiện khối lượng công việc lớn trong một thời gian nhanh chóng, các thao tác kĩ thuật cũng được thực hiện một cách chính xác nhất giúp cho chất lượng xây dựng luôn được đảm bảo và đúng tiến độ như đã đề ra.
 
Để được tư vấn vui lòng liên hệ: 08 6289 6789

Wednesday, August 10, 2016

Thành phần cấu tạo nên nhà thép tiền chế

Nhà thép tiền chế là một giải pháp hiện đại trong xây dựng hiện nay, nó được ứng dụng vào trong các công trình xây dựng như nhà xưởng, nhà kho, trung tâm triển lãm, nhà cao tầng, mái sân vận động,...tính năng linh hoạt, khả năng chịu lực và vượt nhịp tốt, thời gian thi công nhanh giúp cho giải pháp xây dựng này rất được ưa chuộng hiện nay.


Kết cấu của nhà thép tiền chế bao gồm:

+ Móng: Cũng giống như các phương pháp xây dựng cơ bản, nhà thép tiền chế cũng sử dụng hệ móng bê tông cốt thép để neo giữ và truyền trọng tải bên trên xuống nền đất bên dưới. Tùy thuộc vào địa chất và trọng tải của công trình mà có thể sử dụng móng đơn, móng băng hoặc móng bè.

+ Bu lông móng: Bu lông được sử dụng thường có đường kính M22 trở lên, được cố định vào hệ rằng móng trước khi đổ bê tông. Bu lông có tác dụng liên kết và cố định hệ thống khung thép với móng, bước đặt bu lông rất quan trọng bởi nó yêu cầu độ chính xác cao để đảm bảo cho việc lắp cột và khung được dễ dàng và chính xác.

+ Cột: Tùy thuộc vào kết cấu và độ chịu lực, cột có thể sử dụng thép hình chữ H hoặc cột tròn.

+ Dầm: Thường sẽ sử dụng loại dầm chữ I(i) với khả năng chịu lực tốt hơn, đối với những công trình nhỏ thì có thể sử dụng thép hộp hoặc thép hình chữ V.

+ Vì kèo: Sử dụng nhịp với khẩu độ trung bình từ 30 - 50m (cao nhất có thể lên tới hơn 100m). Vì kèo thường sử dụng bằng dầm thép hình thay đổi tiết diện hoặc có cấu tạo dạng dàn. Vì kèo có dạng chéo hoặc dạng vòm, độ dốc từ 5 - 15%.
Cột, dầm thép và vì kèo liên kết với nhau bởi các bu lông chịu lực cường độ cao, thông qua các tai và bản mã liên kết.

+ Xà gồ: Có nhiều mẫu xà gồ được sử dụng như xà gồ chữ C, Z, U… có kích thước và độ dày khác nhau phù hợp với từng bước cột và tải trọng. Xà gồ thường có khoảng cách từ 1m - 1,4m được liên kết với vì kèo bằng bu lông qua những bản mã đã được gia công sẵn trên kèo.

+ Mái tôn: Có rất nhiều loại mái tôn cho nhà xưởng công nghiệp, thường thì sẽ sử dụng tôn lạnh hoặc tôn đã được sơn chống nóng và có lớp bông thủy tinh để chống ồn.

+ Tấm lợp lấy sáng: Có tác dụng lấy ánh sáng tự nhiên vào ban ngày được tính toán và phân bổ với tỉ lệ hợp lí có thể cung cấp đủ ánh sáng cho không gian, cách này sẽ giúp tiết kiệm được một lượng lớn điện năng chiếu sáng.

+ Cửa trời: Có tác dụng thông gió và lấy sáng

+ Tường xây bao xung quanh: nhà xưởng sản xuất có diện tích rất lớn thường từ 2000 - 10.000m2 nên mỗi bức tường có thể dài tới hàng trăm mét vì vậy các trụ neo và dầm gia cường cho hệ tường là vô cùng quan trọng.

+ Thưng: Là phần bao che xung quanh nhà xưởng từ tường xây lên mái. Thường sử dụng bằng tôn, alu hoặc tấm panel…

+ Giằng đầu hồi, giằng mái, giằng xà gồ: Là hệ giằng để tăng khả năng liên kết khung. Đảm bảo độ ổn định của cả hệ kết cấu khung trong quá trình lắp dựng cũng như quá trình sử dụng.

+ Mái canopy: Là hệ mái sảnh bằng kết cấu thép. Có thể lộp tôn hoặc ốp tấm alumium, kính…

+ Máng thu nước: là hệ thống được đặt hai bên mái dốc để đón nước mưa từ mái tôn chảy xuống.

+ Ống thoát nước: Hay còn gọi là ống xối, làm nhiệm vụ thoát nước từ máng nước và đưa xuống cống thoát nước

+ Cột thu sét: Tác dụng thu sét và qua hệ thống tiếp địa đưa xuống đất, đảm bảo an toàn cho sự an toàn cho máy móc và các thiết bị điện tử khi bị sét đánh.

Với tất cả những chi tiết trên sẽ cho ra một công trình nhà tiền chế chất lượng với thời gian thi công nhanh hơn rất nhiều so với phương pháp truyền thống. Có thể áp dụng vào xây dựng nhà kho hay thi công nhà xưởng giúp mang lại nhiều lợi ích cũng như giá trị kinh tế.

Friday, August 5, 2016

Các bước xây dựng nhà thép tiền chế hoàn chỉnh


Trong xây dựng, để tạo nên một công trình hoàn chỉnh cần trải qua những bước giai đoạn, trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về từng gia đoạn trong việc xây dựng một công trình nhà thép tiền chế hoàn chỉnh.


Thiết kế:


Bản vẽ kiến trúc: sau khi tiến hành khảo sát mặt bằng xây dựng và diện tích được yêu cầu kiến trúc sư sẽ thiết kế kiến trúc tổng thể sơ bộ, tiếp đến sẽ trình bày giải pháp thiết kế và hướng xử lý các yêu cầu. Cuối cùng là đánh giá và hướng chủ đầu tư tới phương án lựa chọn tối ưu nhất.

Khi đã chọn được phương án, kiến trúc sư và các kỹ sư thiết kế sẽ hoàn chỉnh phương án thiết kế kiến trúc, kết cấu công trình và lựa chọn loại vật liệu xây dựng để trình lên chủ đầu tư.

Các bản vẽ kiến trúc và kết cấu sẽ được thẩm định đánh giá chi tiết về độ an toàn, khả năng chịu lực, tải trọng theo yêu cầu sử dụng , tính mỹ thuật, yếu tố môi trường,…

Sau khi đã đáp ứng và đảm bảo các điều kiện về tiêu chuẩn, các kỹ sư thiết kế sẽ tiến hành thực hiện các bản vẽ gia công chi tiết và bản vẽ lắp dựng.

Bản vẽ gia công: cần đảm bảo được tính chính xác của cấu kiện, đầy đủ mọi thông số kĩ thuật về số lượng, kích thước, độ sai lệch cho phép,...

Bản vẽ lắp dựng: cần mô tả chính xác cách thức sẽ thực hiện, vị trí của từng cấu kiện, phương pháp ghép nối để tránh sai xót hay nhầm lẫn trong quá trình lắp dựng.

Việc có những sai xót trong bản vẽ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới kết cấu và chất  lượng của công trình, chính vì vậy cần giám sát bản vẽ một cách chặt chẽ, đây là bước quan trọng có ảnh hưởng xuyên suốt tới công trình.
 

Gia công cấu kiện:


Theo bản vẽ gia công, các chi tiết cấu kiện sẽ được tiến hành sản xuất trong nhà máy thép theo đúng số lượng và thông số kĩ thuật. Trong quá trình gia công cần giám sát chặt chẽ các thông số và yêu cầu kĩ thuật của bản vẽ để tránh những sai sót có thể xảy ra gây ảnh hưởng tới tiến độ.

Việc liên kết các chi tiết để hình thành cấu kiện cần sử dụng tới kĩ thuật hàn, vì vậy việc giám sát độ chính xác về kĩ thật của mối hàn rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của cấu kiện. Để kiểm tra mối hàn có thể sử dụng phương pháp siêu âm hoặc thử từ để có thể đảm bảo tính liên kết của các chi tiết.

Khi cấu kiện được gia công xong cần kiểm tra lại các thông số kỹ thuật xem đã đúng tiêu chuẩn, nếu chưa đạt thì cần điều chỉnh lại ngay bằng các máy móc chuyên dụng.

Vệ sinh cấu kiện: là một phần rất quan trọng trong các bước thực hiện, 30% tuổi thọ của công trình được quyết định bởi quy cách vệ sinh và sơn phủ. Để sơn có thể bám tốt và chịu được những tác động xấu của thời tiết, trước khi sơn các cấu kiện được làm sạch bằng bàn chải thép, phun cát hoặc phun bi theo tiêu chuẩn SA 1.0 - 2.5.

Bước cuối cùng trong giai đoạn này là việc sơn phủ cấu kiện, sẽ có 3 lần sơn được thực hiện. Đầu tiên sẽ tiến hành sơn chống sét, tiếp theo sẽ là 2 lần sơn phủ. Tùy theo nhu cầu sử dụng nhưng độ dày của lớp sơn không được thấp hơn 80μm để đảm bảo chất lượng và tuổi thọ của thép được lâu nhất.

Các cấu kiện hoàn chỉnh được kiểm tra, xếp kiện để vận chuyển ra công trình chuẩn bị cho công tác lắp dựng.

Lắp dựng:


Phương án lắp dựng: trước khi bắt ty vào lắp dựng các phương án thi công sẽ được đề ra, tùy thuộc vào kích thước, vị trí xây dựng nhà xưởng, nhà kho, nhà tiền chế mà có những phương án thi công phù hợp, trên tất cả vẫn là sự an toàn.

Lắp dựng: Tuân thủ theo phương án lắp dựng đã đề ra sẽ tiến hành lắp dựng từng phần của công trình. Bắt đầu là khoang giằng cứng với cột, kèo đầu tiên. Cần dùng cáp để chằng, neo giữ khung đứng vững không bị xê dịch. Sau đó sẽ tiến hành lắp các khoang kế tiếp cho tới khi hoàn tất toàn bộ khung..

Trong quá trình lắp dựng, nếu chiều dài nhà lớn, thì cách khoảng 3 khung ta lại neo, chằng cáp như khung đầu tiên và chỉnh sữa khung đúng vị trí để tránh sai số lũy tuyến của toàn bộ nhà.

Sau khi lắp xong khung kèo, xà gồ, ta tiến hành kiểm tra, cân chỉnh lại toàn bộ hệ khung để đảm bảo được tính chính xác, đứng vững.

Kế đến, ta tiến hành lắp đặt các chi tiết phụ (ty giằng, cáp giằng, .....), sơn dặm lại như cấu kiện bị trầy xướt, hoàn thiện công tác lắp dựng, chuẩn bị lơp tole.

Lưu ý: Chi tiết rất quan trọng là trong suốt quá trình lắp dựng, hoàn thiện khung kèo, tuyệt đối không được tháo dỡ cáp neo chằng ban đầu mà ta cố định khung cho đến khi hoàn tất xong công tác lợp tole mái.

Lợp tole: Sau khi hoàn tất xong khung kèo, ta tiến hành lợp tole mái, tole bao che (nếu bao che vách bằng tole), chỉ diềm, mái che và những chi tiết phụ trợ khác.

Tuesday, August 2, 2016

VIỆT NAM SỬ DỤNG NHÀ THÉP TIỀN CHẾ LÀM NHÀ CHỨA MÁY BAY QUÂN SỰ

Khái quát tình hình và những khó khăn đang gặp phải

Việt nam với ngân sách quốc phòng còn rất hạn hẹp nên chưa có khả năng xây dựng những xây dựng những sân bay quân  sự quy mô hiện đại với những khu vực chứa máy bay kiên cố, được bảo vệ bằng nhiều tầng vũ khí hiện đại tối tân như Nga, Mỹ, hay các nước phương tây.

Tuy vậy cũng không thể để cho những chiếc máy bay chiến đấu có trị giá hàng chục triệu đô la phải phơi mưa, phơi nắng quanh năm suốt tháng bởi thời tiết và khí hậu là những yếu tố có tác động mạnh lên vũ khí quân sự, đặc biệt là với khí hậu nóng ẩm ở vùng nhiệt đới như Việt Nam.

Nó thực sự gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tuổi thọ và độ bền của những chiếc máy bay. Quan trọng hơn cả là những thiết bị điện tử tối tân được trang bị, nếu không được bảo quản đúng cách sẽ khiến chúng hoạt động sai hoặc gây hỏng hóc, điều này sẽ làm giảm khả năng chiến đấu của máy bay dẫn tới mất ưu thế trên bầu trời.


Giải pháp nào có thể giúp bảo quản được những chiếc máy bay chiến đấu hiện đại như Su-27SM, Su-30MK2 trong điều kiện tốt nhất, chi phí hợp lý và có thể nhanh chóng sơ tán máy bay, vũ khí, khí tài khi bị đối phương tập kích và nhanh chóng có hành động đáp trả? 



Giải pháp tốt nhất đã được chứng minh chính là sử dụng nhà thép tiền chế


1. Đáp ứng được yêu cầu che mưa, che nắng: Khi chiến tranh nổ ra, sân bay quân sự sẽ là mục tiêu đầu tiên được đối phương chọn để tập kích phủ đầu. Ngoài đường băng cất - hạ cánh thì những khu vực hậu cần, nhà chứa máy bay cũng sẽ là nơi được đối phương "ưu tiên tặng cho" một lượng bom đạn lớn. Chính vì vậy nhà chứa máy bay của Việt Nam không đòi hỏi phải chống được bom như kiểu bê tông cốt thép kiên cố đặc chủng với chi phí cực kì đắt đỏ. Vì vậy nhà thép tiền chế là một lựa chọn tối ưu và khả thi nhất.
 
2. Đáp ứng yêu cầu nhanh, rẻ: Với một mô hình xây dựng thuần túy, có thể đặt các công ty chuyên chế tạo nhà thép tiền chế thi công xây dựng một cách nhanh chóng với giá thành hợp lý.
 Mô hình này không khác biệt nhiều so với thiết kế của nhà thép tiền chế công nghiệp, nên việc tính toán thiết kế cũng không mất quá nhiều thời gian. So với những nhà chứa máy bay được xây dựng đặc chủng thì sẽ có giá thành rẻ hơn rất nhiều lần và thời gian thi công cũng rất nhanh chóng.

3. Linh hoạt trong hình dạng, khẩu độ: Có khẩu độ lớn, khả năng vượt nhịp dài, khung nhà thép tiền chế cho phép xây dựng trên những diện tích lớn, không gian rộng mà không cần sử dụng tới cột chống. Không chỉ phù hợp với máy bay chiến đấu mà còn có thể sử dụng cho những máy bay vận tải cỡ lớn.

4. Khả năng chống chịu thiên tai: Với kết cấu nhẹ và linh hoạt, nhà thép tiền chế có thể trụ vững trước sự khắc nghiệt của thời tiết cũng như thiên tai. Việc di dời hay tháo dỡ cũng có thể thực hiện một cách đơn giản, điều đặc biệt là có thể tái sử dụng nhằm tiết kiệm tối đa chi phí xây dựng.

Vậy nên, không  ngạc nhiên khi Việt Nam chọn nhà thép tiền chế như giải pháp tối ưu để xây dựng nhà chứa các máy bay chiến đấu tiên tiến như Su-27SM và Su-30MK2. Cùng với đó cũng có thể xây dựng nhà kho hậu cần phục vụ hoạt động.